Thẩm định đề án hỗ trợ máy tách màu tại cơ sở cốm Long Phượng
Thời gian Thứ 2 - Thứ 6: 8h - 17h30
Thứ 7: 8h - 12h
Địa chỉ Số nhà 46, Đường số 5, KDC Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP.HCM

Thẩm định đề án hỗ trợ máy tách màu tại cơ sở cốm Long Phượng

Thẩm định đề án hỗ trợ UDTB máy tách màu wesort, hạt tự động cho cơ sở Long Phượng

Đây là một trong những thực phẩm được đánh giá là an toàn, sản phẩm mang đậm nét của ẩm thực truyền thống. Là món ăn dân dã khi trộn một ít đường, nước cốt dừa với hạt cốm dẹp Vĩnh Thanh sẽ thành một món ăn thơm ngậy, được rất nhiều người ưa thích. Ngoài ra, cốm dẹp Vĩnh Thanh còn có thể chế biến nhiều món ẩm thực như chè, bánh, bọc tôm, cá chiên ăn khá ngon miệng. Để làm được 1 kg cốm phải cần 2 kg lúa nếp. Muốn làm được cốm dẹp phải trải qua nhiều công đoạn. Lúa mua về đem ngâm nước để loại bỏ hết hạt lép, sau đó đem luộc vừa chín tới rồi sấy khô, bỏ vào xay tróc vỏ trấu, đem rê cho sạch bụi, cán dẹp và đưa ra sàng lọc hạt vụn rồi đem rang. Để làm thành công một mẻ cốm, mọi công đoạn đều không được phép để xảy ra sơ suất. Ngay từ lúc chọn gạo nếp, cũng phải là loại gạo nếp thơm, chắc mẩy, không được chín quá. Đến công đoạn luộc cũng phải luộc chín vừa. Hay như công đoạn rang thì thợ phải thật tập trung và có kinh nghiệm vì nếu rang quá già, hạt cốm sẽ bị gãy nát và ngược lại, rang non thì hạt cốm lại bị nhão…

Được biết sản xuất cốm dẹp Vĩnh Thanh là nghề gia truyền cũng trên dưới 60 năm. Đặc sản cốm dẹp Vĩnh Thanh hình thành khi cư dân miền Bắc vào đây định cư, trải qua hơn 60 năm, đã có nhiều cơ sở được truyền từ 2 đến 3 thế hệ. Hàng chục năm nay, đặc sản cốm dẹp ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch vẫn luôn có chỗ đứng trên thị trường và ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình. Từ chỗ làm thủ công thì giờ đây, sản phẩm cốm dẹp Vĩnh Thanh đã được sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại, đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và số lượng. Không chỉ cung cấp cho nhiều hệ thống siêu thị trong cả nước, cốm dẹp Vĩnh Thanh còn được xuất khẩu ra nước ngoài.

TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG VÀ TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI

Thẩm định đề án hỗ trợ UDTB máy phân loại màu, hạt tự động cho cơ sở Long Phượng

Tuy Vĩnh Thanh không có nhiều cơ sở đến mức đủ để được công nhận làng nghề, toàn xã  chỉ có 5 cơ sở sản xuất cốm dẹp, nhưng xét về quy mô sản xuất thì các tỉnh lân cận không nơi nào có cơ sở sản xuất cốm dẹp quy mô như ở Vĩnh Thanh. Chính vì thế, nhiều đại lý phân phối lớn từ thành phố Hồ Chí Minh và miền Tây Nam bộ đã tìm tới đây để mua hàng, cốm Vĩnh Thanh dần dần chiếm lĩnh thị trường phía Nam và được xuất ngoại sang các thị trường các nước.

Vào cơ sở sản xuất cốm dẹp Long Phượng của anh Nguyễn Văn Phương ấp Sơn Hà. Chúng tôi thật sự choáng ngợp vì một hệ thống máy móc và những con người làm cốm rất chuyên nghiệp. Nếu như ngày thường các Cơ sở cốm dẹp có quy mô lớn sản xuất khoảng  trên dưới 1 tấn nguyên liệu đầu vào thì hiện nay đã tăng 1,4 tấn một ngày. Ngoài sản xuất cung cấp cho thị trường trong nước, cốm dẹp Vĩnh Thanh còn được xuất sang các thị trường Đài Loan, Mỹ với sản lượng tương đối. Chủ cơ sở Cốm dẹp Long Phượng không giấu vẻ phấn khởi  cho biết, cốm dẹp đã thành một đặc sản của Vĩnh Thanh. Ở TP. HCM cũng có cơ sở sản xuất cốm dẹp, nhưng để có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn với chất lượng cốm dẹp luôn đảm bảo thì các chủ hàng ở TP HCM và rất nhiều cơ sở làm bánh thuộc các tỉnh miền Nam, như Cà Mau, Kiên Giang đều đặt hàng ở đây. Cốm Vĩnh Thanh luôn có đầu ra ổn định, nhiều khi sản xuất không kịp để bán. Riêng cơ sở Long Phượng năm nay cơ sở cung ứng mặt hàng cốm dẹp cho thị trường trong nước trên 120 tấn, thì lượng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan cũng đã đạt 60 tấn.

Trước đây, các cơ sở sản xuất cốm dẹp Vĩnh Thanh phải lặn lội xuống tận miền Tây để chọn mua gạo nếp. Đi xa nên vừa vất vả, lại vừa tốn kém công vận chuyển. Các cơ sở sản xuất cốm đã mạnh dạn đầu tư giống lúa và bao tiêu 300 ha trồng lúa nếp cho nông dân địa phương. Hiện nay, người làm cốm đã có thể mua gạo nếp ngay tại địa phương với số lượng dồi dào và chất lượng không thua kém nếp miền Tây. Nếu cách đây chừng 10 năm, do điều kiện còn khó khăn, đặc sản cốm Vĩnh Thanh được làm thủ công nên tốn rất nhiều công thợ mà năng suất không cao. Cơ sở lớn cũng chỉ làm ra được trên 100kg cốm/ngày. Thế nhưng trong những năm gần đây, máy móc đã được đưa vào phục vụ trong mọi công đoạn. Vì thế, không những năng suất được tăng lên gấp nhiều lần mà còn giúp giảm từ 50 – 60% công thợ. Nhờ đó, các cơ sở làm cốm dễ dàng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn. Trung bình hằng tháng, mỗi cơ sở nhập về trên 15 tấn gạo nếp để phục vụ sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, các cơ sở cốm dẹp Vĩnh Thanh đã đưa nhiều dây chuyền máy móc vào sản xuất, đảm bảo sản lượng đầu ra ổn định. Trong đó có 02 cơ sở sản xuất có quy mô lớn là cơ sở Thanh Long và cơ sở Long Phượng đã được thụ hưởng chính sách khuyến công từ chương trình hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiến tiến (máy tách màu) trong sản xuất, đây là sự quan tâm của Nhà nước khuyến khích cơ sở CNNT phát triển sản xuất trong lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm.

Không chỉ tạo đầu ra ổn định cho nông dân trồng lúa nếp, cốm dẹp còn đem đến công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương. Hiện các cơ sở sản xuất cốm dẹp sử dụng trung bình từ 6 – 10 lao động. Mức lương trung bình của mỗi người thợ từ 6 đến 8  triệu đồng/tháng tùy vào công đoạn.

Những người thợ đã gắn bó với cơ sở của anh Nguyễn Văn Phương tại ấp Sơn Hà được chục năm cho biết “Nhờ có cốm dẹp mà họ có công ăn việc làm ổn định. Sau này, nếu có điều kiện họ cũng muốn được mở một cơ sở riêng và gắn bó với nó”. Hiện tại, đặc sản cốm dẹp Vĩnh Thanh có mặt ở nhiều hệ thống siêu thị trong nước. Ngoài ra, cốm dẹp Vĩnh Thanh còn được một số doanh nghiệp ký hợp đồng để xuất khẩu sang các nước như Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc… 

Theo khuyencongvatuvancongnghiepdongnai.gov.vn